Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

DU LỊCH QUẢNG NGÃI



Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung với tổng diện tích tự nhiên là 5131km2. Phía Bắc giáp Quảng Nam, Nam giáp Bình Định, Tây Nam giáp tỉnh KonTum. Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 130km, có đường QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, nằm kề với sân bay Chu Lai... rất thuận lợi đón khách du lịch bằng đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và kể cả đường hàng không. Và nơi đây hình thành khu kinh tế Dung Quất và nhà máy lọc dầu số 1. Với vị trí này Quảng Ngãi được chú trọng trong phát triển kinh tế xã hội của miền Trung- Tây Nguyên cũng như của đất nước.

                        
                                                                    Biển Sa Huỳnh
Quảng Ngãi có 1,3 triệu người, trong đó 1/10 số dân thuộc các dân tộc H’re, Cor, Cadong phân bố rộng khắp trên 1 thành phố và 13 huyện; người dân nơi đây cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm đã để lại những đặc trưng riêng có : bờ xe nước, nghề đúc, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề dệt chiếu… và còn là quê hương của nhiều danh nhân dân tộc mà tiêu biểu là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định…

Quảng Ngãi là sự hoà hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ: di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái… và với nhều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như : Thiên Ấn niêm hà, Cổ luỹ Cô thôn…. Quảng Ngãi còn được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (Đức Phổ), Khe Hai- Dung Quất (Bình Sơn), Minh Tân, Đức Minh, Tân Định (Mộ Đức).

                                      
                                                                               Núi Ấn sông Trà
Nếu như núi Ấn sông Trà, Thiên Bút phê vân là biểu tượng của một vùng đất địa linh nhân kiệt, thì các di tích lịch sử khởi nghĩa Ba Tơ, Ba Gia, Vạn Tường, địa đạo Đám Toái, chứng tích Sơn Mỹ... là minh chứng hùng hồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhưng cũng không ít đau thương của nhân dân Quảng Ngãi. Đến nay Quảng Ngãi đã có 24 di tích được xếp hang di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và hơn 100 di tích cấp tỉnh.

Một nét hấp dẫn khác của Quảng Ngãi là những món ăn không giống bất cứ ở vùng nào trên cả nước, đó là cá Bống sông Trà, chim mía, kẹo gương, mạch nha, đường phổi và món Don… tất cả rất đậm đà hương vị của một miền quê; những lễ hội cầu ngư, đua thuyền của ngư dân vùng biển, những phong tục độc đáo của dân tộc H’rê, Cor, Cadong  mang đậm sắc thái của Quảng Ngãi…

                              
                                                                       Bệnh xá Đặnh Thùy Trâm
Những năm gần đây, Quảng Ngãi đã trở thành một vùng đất đầy hứa hẹn về đầu tư và du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch đã và đang được đầu tư. Năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 15 cơ sở lưu trú du lịch với 470 phòng thì năm 2006 đã có 38 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 900 phòng với 6 khách sạn được xếp hạng từ 1-4 sao và một số khu du lịch cũng đang giai đoạn hoàn thành đưa vào khai thác. Số lượng du khách đến với vùng đất ngày càng tăng năm 2000 đón 83000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 4500 lượt thì năm 2006 đón 195000 lượt với trên 13000 lượt khách quốc tế. Đồng thời để tạo ra các sản phẩm đặc trưng du lịch Quảng Ngãi tiếp tục mở các tuyến du lịch mới : TP Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn, TP Quảng Ngãi – di tích Bệnh xá Bác sĩ Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm- Sa Huỳnh…Hiện nay ngành du lịch Quảng Ngãi đang tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch sinh thái biển và rừng đã được lập quy hoạch như : Khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh, khu du lịch Vạn Tường, khu du lịch Cà Đam… nhằm khai thác tiềm năng phong phú và đa dạng này. Với cơ chế, chính sách  thông thoáng, khuyến khích đầu tư vào du lịch của tỉnh, ngành du lịch Quảng Ngãi mong nhận được sự hợp tác của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng đến với vùng đất đầy hứa hẹn và hấp dẫn này.

                                                                                                        (Nguồn: Sở TM-DL)

»»  read more

hồ, đầm, đập

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 03 đầm nước tự nhiên là Nước Mặn, An Khê, Lâm Bình.

Đầm nước mặnĐầm Nước Mặn
Thuộc địa phận xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ), có tổng diện tích khoảng 150ha. Đây là khu vực đầm phá kiểu vịnh kín, thông ra biển tại cửa Sa Huỳnh. Là đầm nước luôn có độ mặn khá cao cả về mùa khô và mùa mưa, vì vậy có tên là đầm Nước Mặn. Với đầm này chỉ có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và làm muối. Vì thế, từ lâu nhân dân ở đây đã khai thác một phần diện tích của đầm để làm muối.

Đầm An Khê
Thuộc địa phận xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ). Theo báo cáo khoa học điều tra nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung bộ thực hiện năm 1998 cho thấy vào mùa mưa nước trong đầm có độ mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô là một đầm nước lợ, độ mặn từ 0,3- 10‰.

Đầm Lâm Bình
Thuộc địa phận xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ), có độ mặn thấp, thường dao động từ 0,2- 0,3‰; về mùa khô, những tháng nắng hạn nhất đầm bị cạn nước hoàn toàn.

Theo tài liệu quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản năm 2002, đầm An Khê và đầm Lâm Bình có tổng diện tích 300ha, có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn và cải thiện môi trường trên địa bàn.


HỒ

Ở Quảng Ngãi hầu như không có hồ nước tự nhiên nào đáng kể, chỉ có những hồ nước được đào đắp phục vụ cho thủy điện, thủy lợi như:

Hồ An Phong
Được xây dựng từ năm 1984 tại xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn năng lực thiết kế tưới cho 320ha, năng lực tưới thực tế là 120ha.

Hồ Tôn Dung
Được xây dựng năm 1978 trên nhánh suối nhỏ thượng lưu sông Liên, thuộc địa phận thị trấn Ba Tơ. Hồ có diện tích lưu vực 20km2, với diện tích tưới thiết kế là 150ha. Những năm trước, do kênh mương chưa hoàn chỉnh nên chỉ tưới được khoảng 30ha; năm 2001- 2002, đã xây dựng hoàn chỉnh tuyến kênh, mương, đảm bảo nước tưới đủ diện tích thiết kế.



Suối Chí, Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành


Hồ Suối Chí
Được xây dựng trên suối Chí, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành vào năm 2002. Năng lực tưới theo thiết kế là 250ha.


Hồ chứa nước Sở Hầu
            Xây dựng năm 1976 tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ. Năng lực tưới theo thiết kế là 400ha.


Hồ chứa nước Núi Ngang
Xây dựng vào năm 2000 tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, có năng lực tưới theo thiết kế là 1.450ha.

Hồ chứa nước Liệt Sơn 
Hồ chứa nước Liệt Sơn
Xây dựng năm 1977 trên sông Lò Bó, xã Phổ Hoà, huyện Đức Phổ tại vị trí có diện tích lưu vực 36,8km2. Năng lực tưới thiết kế là 2.500ha, thực tế tưới được 1.850ha, bằng 74% năng lực thiết kế.





ĐẬP
Các công trình đập được xây dựng ở Quảng Ngãi chủ yếu phục vụ cho việc tưới tiêu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đập Đá Giăng
Được xây dựng năm 1977 tại xã Bình Minh, huyện Bình Sơn, năng lực tưới theo thiết kế 420ha, năng lực tưới thực tế là 40ha.

Đập Xã Điệu
Được xây dựng từ năm 1977 trên suối Xã Điệu, xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà, có diện tích lưu vực 17km2, năng lực tưới theo thiết kế là 350ha, thực tế tưới được 75ha do cụm đầu mối xuống cấp và kênh nội đồng bị hư hỏng nhưng chưa được tu sửa.

Đập Cù Và
Được xây dựng từ năm 1980 trên sông Giang tại vị trí có diện tích lưu vực 84km2, có năng lực tưới theo thiết kế là 300ha cho các xã Tịnh Đông, Tịnh Giang và Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), công trình đang hoạt động tốt.

Đập Xã Trạch
Được xây dựng vào năm 1980 trên suối Xã Trạch, xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, năng lực tưới thiết kế là 150ha, nhưng thực tế chỉ tưới được 40ha do hệ thống kênh nội đồng chưa hoàn chỉnh.
Đập thuỷ lợi Thạch Nham
Đây là đập dâng thuộc loại lớn nhất trong cả nước, công trình này đã được người Pháp khảo sát từ thời Pháp thuộc. Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1985 tại xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tại vị trí có diện tích lưu vực 2.850km2 trên sông Trà Khúc.

 Công trình thủy lợi Thạch Nham
Công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của Nhà nước và đóng góp của nhân dân trong tỉnh bằng ngày công nghĩa vụ công ích. Năm 1992, công trình hoàn thành giai đoạn 1 và được đưa vào khai thác; đến năm 1997, công trình cơ bản hoàn thành. Hệ thống công trình gồm có: đập tràn đầu mối với chiều dài 200m, hai cửa cống lớn lấy nước qua hai hệ thống kênh chính Bắc và Nam có tổng chiều dài 87,6km; 566 tuyến kênh, gồm 28 tuyến kênh cấp I với tổng chiều dài 208,4km, 85 tuyến kênh cấp II và III (có Ft > 150ha) với tổng chiều dài 208,8km và 453 tuyến kênh nội đồng (có Ft < 150ha) với tổng chiều dài 453km. Ngoài ra, còn có 15 trạm bơm điện với tổng công suất từ 980- 1.200m3/h/1 máy, lấy nước từ các tuyến kênh cấp I, II để bơm tưới cho 4.500ha đất canh tác. Công trình thủy lợi Thạch Nham có tổng năng lực tưới theo thiết kế là 50.000ha đất canh tác, trong đó tưới cho cây lúa là 31.000ha và cho cây trồng cạn 19.000ha. Công trình tưới cho các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, thành phố Quảng Ngãi và một phần huyện Đức Phổ. Đến cuối năm 2005, diện tích canh tác được tưới thực tế khoảng 32.500ha, trong đó tưới cho cây lúa là 25.000ha và cây trồng cạn 7.500ha.

Từ khi có nguồn nước tưới từ công trình thủy lợi Thạch Nham, sản xuất nông nghiệp ở khu vực đồng bằng Quảng Ngãi đã có sự thay đổi rõ rệt, cuộc sống của người nông dân trở nên khá giả hơn rất nhiều. Có thể nói, công trình thủy lợi Thạch Nham đã đem lại cuộc sống ấm no cho người dân của vùng đồng bằng Quảng Ngãi.

Tuy vậy, ở một số vùng do địa hình cao, phức tạp, kênh bị bồi lấp nên nguồn nước Thạch Nham vẫn không tới được. Điển hình như các xã phía Đông của huyện Bình Sơn (gồm các xã Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Thuận, Bình Hoà, Bình Hải), gặp những năm nắng hạn, đồng ruộng phải bỏ hoang vì thiếu nước. Mặt khác, do nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến kênh nội đồng bị hạn hẹp, chủ yếu được làm bằng đất nên thường bị sạt, lở khi có lũ, lụt lớn.

Đập nước Lang và đập Làng
Đập nước Lang được xây dựng năm 1993 thuộc xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ và đập Làng ở xã Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành)xây dựng năm 1977. Hai đập này lần lượt có diện tích tưới thiết kế là 110ha và 80ha, song thực tế chỉ tưới được 50ha và 45ha do khi khảo sát và thiết kế ban đầu chưa đúng, đưa diện tích khu tưới lớn so với thực tế. Mặt khác, đập Làng có diện tích lưu vực quá nhỏ, chỉ khoảng 4km2 nên nguồn nước đến hạn chế.

Đập Suối Lớn
Được xây dựng trên nhánh suối Lớn thuộc xã Long Hiệp, huyện Minh Long, hệ thống được đưa vào sử dụng năm 1979. Đập có diện tích lưu vực trên 30km2, với diện tích tưới thiết kế 160ha, chiều dài kênh chính 5km. Hiện tại kênh mương đã hư hỏng nhiều nên đập chỉ tưới được 50ha, ngoài ra, một số đoạn kênh nội đồng chưa hoàn chỉnh. Cần sửa chữa, nâng cấp kiên cố hoá kênh mương thì công trình mới đảm bảo diện tích tưới theo thiết kế.

Đập Đồng Thét
Được xây dựng vào năm 1962 trên sông Phước Giang, thuộc xã Hành Nhân (huyện Nghĩa Hành), được sửa chữa lại vào năm 1975. Hiện nay, công trình đầu mối và hệ thống kênh mương đã xuống cấp nặng. Diện tích tưới thiết kế của công trình là 250ha, thực tế chỉ mới tưới được 80ha. Nguồn nước đến đập đầy đủ nhưng cần phải sửa chữa, nâng cấp lại công trình đầu mối và hệ thống kênh để công trình đảm bảo diện tích tưới thiết kế.

Đập dâng Đá Giăng
Xây dựng từ năm 1980 trên sống Trà Câu, xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ tại vị trí có diện tích lưu vực 74,5km2, có năng lực tưới theo thiết kế 700ha, nhưng thực tế chỉ tưới được 400ha do công trình bị xuống cấp và nguồn nước thiếu. Hiện nay, công trình này được bổng sung nước từ hồ chứa Núi Ngang.

»»  read more

núi non quảng ngãi

Quảng Ngãi có rất nhiều núi cao hiểm trở. Các núi có độ cao trên 1.000m chủ yếu phân bổ ở phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam và phía Bắc tỉnh.

Các đỉnh núi cao ở Quảng Ngãi

Núi
Độ cao (m)
Vị Trí
Cà Đam
1.413
Tây Nam huyện Trà Bồng
A Zin
1.233
Tây Nam huyện Sơn Hà
Hà Peo
1.254
Tây Nam xã Sơn Tây (huyện Sơn Tây)
Núi Ho
1.096
Tây Bắc xã Sơn Mùa (huyện Sơn Tây)
Bờ Rẫy
1.371
Bắc xã Sơn Mùa (huyện Sơn Tây)
Ca Sút
1.262
Bắc xã Trà Lãnh (huyện Tây Trà)
Làng Rầm
1.095
Nam xã Ba Lế (huyện Ba Tơ)
Núi Mum
1.085
Tây Nam xã Long Môn (huyện Minh Long)
Cao Muôn
1.085
Tây Nam xã Ba Chùa (huyện Ba Tơ)
Tà Cun
1.428
Tây huyện Trà Bồng
Núi Roong
1.459
Đông Nam huyện Sơn Tây
Hà Tu
1.137
Nam xã Sơn Ba (huyện Sơn Hà)
Ngọc Đôn
1.064
Tây Nam xã Sơn Ba (huyện Sơn Hà)
Đá Lét
1.130
Đông Bắc xã Trà Bùi (huyện Trà Bồng)
Ra Lóc
1.063
Tây Nam xã Trà Hiệp (huyện Trà Bồng)
Núi Po
1.002
Tây Bắc xã Trà Quân (huyện Tây Trà)
Núi Y
1.017
Tây Nam xã Trà Hiệp (huyện Trà Bồng)

            Các núi của Quảng Ngãi đa dạng về hình thái, song nhìn chung thường có dạng tuyến, nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc. Riêng dãy núi Răng cưa gồm nhiều đỉnh núi liên kết với nhau tạo thành dãy dạng răng cưa. Cấu thành các dãy núi này là các thành tạo đá xâm nhập và các đá biến chất có thành phần thạch học và tuổi khác nhau.

Một số núi ở Quảng Ngãi được xếp và hàng danh lam thắng cảnh được các thi nhân xưa đặt cho những cái tên giàu hình tượng như: “Long Đầu hí thủy”, “Thiên Ấn niêm hà”, “Thiên Bút phê vân”, “La Hà thạch trận”, “Thạch Bích tà dương”, “Vân Phong túc vũ”,… Chúng được cấu trúc bởi các đá biến chất, magma và đá phun trào bazan, là những địa điểm du lịch sinh thái có giá trị.

Các núi lớn nổi tiếng nhất gồm: Cà Đam, Thạch Bích, Cao Muôn, Núi Lớn.

Núi Cà Đam
Tên chữ của núi là Vân Phong, Cà Đam là tiếng gọi của người địa phương. Núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Trà Bồng và phía Đông Nam của huyện Tây Trà. Đứng từ vùng đồng bằng nhìn lên phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi thấy hình núi cao vọt lên giữa lớp lớp núi. Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 6 chép về tỉnh Quảng Ngãi, có viết: “hình núi cao vót lên giữa từng trời, có các núi bao quanh bốn phía trùng điệp, đứng xa trông thấy tươi sáng. Chóp núi dờn dợn mây bay, suốt ngày khí sắc như lúc trời mới sáng hay sau khi mưa tạnh”. Núi Cà Đam được xem là một trong những cảnh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi, được Tuần vũ Nguyễn Cư Trinh làm thơ vịnh với tựa đề “Vân Phong túc vũ” (Núi Vân Phong mưa đêm”. Vân Phong hay Cà Đam là căn cứ địa của nghĩa quân dân tộc Cor chống Pháp từ năm 1938 đến năm 1945. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cà Đam được chọn làm căn cứ địa của tỉnh, là trung tâm đầu não của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (tháng 8/1959).

Núi Thạch BíchNúi Thạch Bích
Nằm ở phía Đông Nam huyện Sơn Hà giáp với huyện Minh Long, nhìn từ vùng đồng bằng trung tâm tỉnh Quảng Ngãi lên phía Tây, núi sừng sững đứng giữa trời. Chữ Hán gọi là Thạch Bích, tên Nôm gọi là Đá Vách. Sách Đại Namnhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, quyển chép về tỉnh Quảng Ngãi viết: “Thế núi chót vót, vách đá rất hiểm trở, cỏ mọc rậm rạp, chưa từng có tiều phu đến chặt củi. Buổi sớm khói mây ngưng sắc tía, suối hang ngậm màu son. Lúc mặt trời chiếu xuống, núi đá đều sáng láng như ánh sao đêm”. Trong 10 bài vịnh của thi sĩ Nguyễn Cư Trinh, khi còn làm Tuần vũ Quảng Ngãi (1750), có một bài thơ đề là “Thạch Bích tà dương” (Bóng chiều núi Thạch Bích). Thạch Bích là căn cứ chống phong kiến và thực dân của thủ lĩnh nghĩa quân Hrê trong lịch sử, đồng thời là một cảnh đẹp của Quảng Ngãi.

Núi Cao Muôn
Tên chữ Hán là Cao Môn, đọc trại thành Cao Muôn, núi cao ở vùng Ba Tơ. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Thế núi cao vót lên trời, làm trấn sơn cho các núi. Đá núi rải nằm, óng ánh năm sắc, hoặc giống hình người, hình thú; hoặc giống hình cá, hình rồng. Núi này có sinh cây tượng đằng (một loại mây) lớn như cây cau. Ở dưới có khe hố thâm hiểm (…). Có một đường đi qua trên đỉnh núi có chữ bằng thẳng tương truyền đó là chỗ ông Tả quân Lê Văn Duyệt khai thác ra, nay vẫn còn”.

Xưa kia, núi Cao Muôn là căn cứ chống phong kiến, đế quốc của nghĩa quân dân tộc hrê. Sau tháng 3/1945 là căn cứ của Đội Du kích Ba Tơ.

Núi Lớn
Tên chữ Hán là Đại Sơn, nằm ở phía Tây huyện Mộ Đức. Sách Đồng Khánh địa dư chí chép: “Rặng núi uốn lượn, dài 70 dặm, gồm 81 ngọn, 36 con suối. Ngọn ở giữa rất cao. Núi lớn là ngọn núi nổi tiếng của huyện và là núi tổ của các ngọn núi từ giữa huyện chạy về phía Bắc. Về phía Đông Bắc, núi nhô lên thành hai ngọn Nê Nguyên và Lỗ Tây, qua hẻm núi rồi lại nhô lên, thành núi Bắc Dương”. Năm 1924, rừng núi Lớn được đặt thành rừng cấm. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, núi Lớn được chọn làm một trong hai chiến khu của Đội Du kích Ba Tơ.
»»  read more
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More